Thông tin chính thức về tuyển sinh 2013

Thứ ba - 22/01/2013 08:02
Chiều nay 22.1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị Thi và tuyển sinh năm 2013 ở 6 đầu cầu truyền hình. Theo đó, Bộ đã công bố những thông tin chính thức về những điểm mới của kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013. Đó là: Thí điểm tuyển sinh riêng ở 10 trường, mở rộng đối tượng ưu tiên, bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông, thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh...

>> Trường khối văn hóa - nghệ thuật bỏ thi môn văn

Năm nay, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ tiếp tục giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20.8. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30.10, sớm hơn 1 tháng so với năm 2012.

Thí điểm tuyển sinh riêng ở 10 trường

Năm 2013, Bộ GD-ĐT phê duyệt Đề án tuyển sinh riêng thí điểm cho 10 trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật.

Thông tin chính thức về tuyển sinh năm 2013
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH, CĐ năm 2012 tại Hội đồng thi Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Ảnh: Hoàng Quyên

Các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối văn hóa (khối C), không tổ chức thi, chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối nghệ thuật (khối H, N, S), chỉ tổ chức thi các môn năng khiếu; xét tuyển môn ngữ văn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học THPT.

Các trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật được giao thí điểm thi tuyển sinh riêng xây dựng phương án trước ngày 31.1.

Mở rộng đối tượng ưu tiên

Năm nay, Bộ GD-ĐT bổ sung một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013.

Tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT.

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27.12.2008 của Chính phủ và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.

Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học dự bị 6 tháng.

Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông

Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ hoặc ĐH được tham gia dự thi. Những thí sinh này phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy.

 
Theo dõi thông tin về thi cử trên Báo Thanh Niên - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh

Các ngành đang có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật... được khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu.

Chỉ tiêu liên thông ĐH, CĐ chính quy được xác định trong tổng chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy của trường và chiếm không quá 20% tổng chỉ tiêu này; chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng 2 theo hình thức vừa học vừa làm tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy.

Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc TCCN trong các trường ĐH theo lộ trình giảm 20%/năm và chấm dứt đào tạo TCCN trong các trường ĐH trước năm 2017.

Đối với tuyển sinh TCCN năm 2013, vẫn theo hình thức xét tuyển. Riêng đối với các ngành năng khiếu, môn văn hóa được thực hiện theo hình thức xét tuyển, môn năng khiếu do hiệu trưởng nhà trường quyết định thi tuyển hoặc xét tuyển.

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào TCCN sẽ nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh về trường đăng ký dự tuyển. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể của việc thu nhận hồ sơ và công tác tuyển sinh TCCN tại địa phương, các sở GD-ĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào TCCN của thí sinh trên địa bàn tỉnh (thành phố) và chủ động bàn giao cho các trường theo kế hoạch và yêu cầu thu nhận hồ sơ của từng trường.

 

Bắt đầu nộp sơ dự thi từ ngày 11.3

Năm nay, từ ngày 11.3 - 11.4, thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi tại các trường THPT. Thí sinh tự do nộp tại sở GD-ĐT, tại các trường ĐH, CĐ từ ngày 12-19.4.

Lịch thi ĐH, CĐ năm 2013

Năm 2013, lịch thi ĐH, CĐ không thay đổi. Đợt 1 diễn ra ngày 4 và 5.7: thi ĐH khối A, A1, V; đợt 2 diễn ra ngày 9 và10.7: thi ĐH khối B, C, D, N, H, T, R, M, K; đợt 3diễn ra ngày 15 và 16.7: thi CĐ.

 

* Cũng trong chiều nay, Bộ đã công bố những thông tin về các hiện tượng tiêu cực và đưa ra các quy định mới nhằm nâng cao chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Coi thi, chấm thi đều có… vấn đề

Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, công tác chấm thi ở các môn tự luận tại một số trường có sai sót, thiếu nghiêm túc, không đúng quy định. Bộ GD-ĐT đã thành lập hội đồng chấm thẩm định bài tự luận và đã chấm hơn 1.000 bài các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý của Trường ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Lạc Hồng, ĐH Hồng Bàng, ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN, CĐ Công nghệ Bắc Hà. Kết quả cho thấy, kết quả chấm chưa nghiêm túc, không chấm hai vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài.  

 


Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Tương tự, với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, Bộ GD-ĐT thừa nhận: khâu coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu và phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau...

Công tác chấm thi cũng được Bộ GD-ĐT nhận định là có nhiều sai sót, vi phạm quy định của quy chế. Bộ đã thành lập hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý của 16 tỉnh, thành phố có kết quả thi tăng đột biến so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ, Vì vậy, có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm hoặc bị cộng điểm sai; một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả điểm công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT...

Bộ GD-ĐT nhận định: Những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi nêu trên cũng cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ.

Mỗi đợt xét tuyển ít nhất 20 ngày

Bộ GD-ĐT cũng cho biết: việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH, CĐ trong công tác xét tuyển, kéo dài thời gian xét tuyển đến hết 30.11.2012 đã phát sinh những bất cập, đó là: một số trường còn lúng túng bị động khi được giao quyền tự chủ; một số trường thông báo thời hạn nhận hồ sơ quá ngắn đã gây không ít khó khăn và bức xúc cho thí sinh vùng cao, vùng xa; đồng thời Bộ cũng nhận thấy một số quy định về xét tuyển chưa thật hợp lý cần thiết phải điều chỉnh.

 

 
GS Trần Hữu Nghị (Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng) phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Bộ cho rằng việc tuyển không hết chỉ tiêu ở một số trường là do các trường chưa có sức hút với thí sinh; các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đầy đủ; ngành đào tạo đơn điệu, tập trung chủ yếu là các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh…

Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết năm nay Bộ sẽ có một số bổ sung đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Cụ thể: tiếp tục giao quyền tự chủ về xét tuyển cho các trường nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt được quy định ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20.8.2013. Đồng thời, rút ngắn thời gian kết thúc xét tuyển là 30.10. 2013, thay vì 30.11 như năm 2012.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Bùi Văn Ga, cũng đề xuất các trường cần xem xét có nên quy định điểm trúng tuyển đợt sau không được thấp hơn đợt trước hay không.

Cải tiến mạnh khâu chấm thi

Ở cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, công tác chấm thi sẽ có nhiều giải pháp mạnh nhằm khắc phục hạn chế ở kỳ thi vừa qua. Cụ thể, với kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ bổ sung quy định về việc chấm kiểm tra tối thiểu 5% bài thi các môn tự luận, đồng thời Bộ sẽ tổ chức hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận.

Với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ sẽ bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồng tuyển sinh trường. Ban chấm thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn tự luận. Bộ sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những cá nhân, đơn vị liên quan nếu có sai sót, không đúng quy định trong công tác chấm thi.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ thành lập hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận, công bố công khai kết quả chấm thẩm định. Kết quả chấm thẩm định là kết quả cuối cùng bài thi của thí sinh. 

 

Sẽ có cách tính điểm sàn mới

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Bùi Văn Ga, cho biết: Những năm qua, điểm sàn được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tính toán trên hệ số dịch chuyển của thí sinh… nhưng giữa thực tế và lý thuyết khác nhau.

Thực tế sự dịch chuyển rất ít, những em ở vùng khó khăn cũng không quay về địa phương, nên việc tuyển sinh ở các địa phương khó khăn. Tiêu chí xác định điểm sàn làm rất kỹ nhưng cảm thấy chưa chắc chắn. Ví dụ: Ở khối B đã để số thí sinh đủ điểm sàn gấp trên 10 lần chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ, vậy thí sinh đi đâu.

Như vậy việc đưa ra điểm sàn dựa trên các yếu tố như những năm qua là chưa chính xác. Nên chăng xem điểm sàn là điểm bình quân của tất cả các thí sinh đạt được. Có thể giảm đi 1 điểm so với năm trước.

Trong trường hợp đó, không cần hội đồng điểm sàn nữa mà Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chỉ cần công bố phổ điểm của từng môn để căn cứ làm điểm sàn. Như vậy điểm sàn sẽ phụ thuộc vào đề thi và chỉ mang tính chất tương đối.

 

  Hoàng Quyên - Vũ Thơ - Tuệ Nguyễn

 

Tác giả: Hoàng Quyên - Vũ Thơ - Tuệ Nguyễn

Truyền thống và thành tích của Trường

Trường THPT Sông Đốc được thành lập vào năm 2002, trên cơ sở của Trường THCS 1 Sông Đốc, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Trong những ngày đầu thành lập, nhà trường chỉ có 15 CB – GV  với chưa tới 200 HS chia làm 5 lớp (1 lớp 11 và 4 lớp 10). Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo, năm 2011,...

THÔNG BÁO

  • Thời khóa biểu
    Áp dụng từ 15/11/2021
    Các em xem chi tiết Tại đây
    GVBM và HS thực hiện theo TKB

  • Lịch học bù
    Ngày 04-05/11/2021
    - Ngày 04/11/2021 học bù vào Chiều thứ 3 (09/11/2021) - theo TKB Thứ 5
    - Ngày 05/11/2021 học bù vào Chiều thứ 4 (10/11/2021) - theo TKB Thứ 6
    Lưu ý: Thời gian bắt đầu từ 13h20.

03/2019/TT-BGDĐT

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông 2019

Lượt xem:2537 | lượt tải:549

17/KH-UBND

Kế hoạch triển khai đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Lượt xem:2275 | lượt tải:560

114/QĐ-THPT

Quyết định thành lập, nội quy, quy chế tiếp công dân

Lượt xem:5005 | lượt tải:1235

4530/BGDĐT-NGCBQLGD

Công văn 4530 - Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Lượt xem:11887 | lượt tải:4699

148/QĐ-THPT

Quy chế thi đua - khen thưởng Trường THPT Sông Đốc

Lượt xem:6709 | lượt tải:1894
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay26,759
  • Tháng hiện tại412,915
  • Tổng lượt truy cập19,435,327
Cuộc đời đã đuổi kịp ta, dạy chúng ta yêu thương nhau và tha thứ cho nhau.Judy Collins
Cao quý nào bằng nghề nhà giáo
Vinh quang chi hơn nghiệp trồng người
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây