Năm học 2012-2013, Vụ Giáo dục Tiểu học đã mạnh dạn triển khai thí điểm mô hình trường học mới (VNEN) cho 1447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố. Học sinh và giáo viên đã dần thích ứng với mô hình VNEN (tổ chức lớp học và hoạt động dạy, học,…). Học sinh đã quen với cách học theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng; được rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng nghe, nói; tự tin, tích cực và chủ động tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học; bước đầu hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác.
Giáo viên hạn chế giảng giải thuyết trình, tập trung vào việc quan sát, hướng dẫn, tổ chức học tập, hỗ trợ học sinh, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Các lớp học VNEN được trang trí đẹp, sinh động, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và hoạt động giáo dục với những điểm mới như Sơ đồ tự quản, Góc cộng đồng, Thư viện, Hộp thư vui,…
Điều đáng mừng là cha mẹ học sinh và cộng đồng đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia hỗ trợ cho nhà trường, giáo viên và học sinh triển khai VNEN thông qua các hoạt động cụ thể như trang trí lớp học (góc địa phương, góc cộng đồng), cùng tham gia các hoạt động ứng dụng với học sinh.
Ngành GD cũng đã tổ chức triển khai kế hoạch tập huấn hè cho 378 cốt cán trung ương và 3.730 cốt cán cấp tỉnh chuẩn bị cho dạy học lớp 4 mô hình trường học mới; chuẩn bị sách lớp 4 và hỗ trợ kinh phí, cung cấp thiết bị dạy học đúng tiến độ. Năm học 2013 – 2014 có 18 tỉnh, thành phố đăng ký mở rộng mô hình dạy học mới, với số lượng gần 32.000 học sinh tham gia.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui Ảnh: Thiên Minh |
Chất lượng giáo dục ngày được nâng cao
Chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc miền núi trong năm học vừa qua được đẩy mạnh. Các Sở tiếp tục thực hiện tăng thời lượng phù hợp với điều kiện tại địa phương. Một số tỉnh duy trì tốt việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước tuổi đến trường theo nội dung của Dự án PEDC từ những năm học trước. Các tỉnh Lào Cai, Trà Vinh và Gia Lai bước đầu thực hiện có kết quả chương trình nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Việc xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt được thực hiện với nhiều nội dung phong phú và đã có tác dụng tốt, giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt trong thực tế.
Bên cạnh đó, dạy tiếng Việt theo tài liệu công nghệ giáo dục cho 19 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Bình, Kon Tum, Bình Phước, Ninh Thuận, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Hải Dương và Nam Định.Nhờ quá trình chuẩn bị, tập huấn kĩ lưỡng, việc kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, kết quả môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục năm học 2012 – 2013 có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhiều nhiều tỉnh có đông học sinh dân tộc tỷ lệ học sinh yếu giảm dần như Quảng Bình (1%), Lai Châu (1,5%), Hòa Bình (1,5%), Tuyên Quang (2,4%), Sơn la (3,7%). Một số tỉnh đã thực hiện tốt quy trình tổ chức triển khai nhằm mục đích mở rộng mô hình như Nam Định, Hải Dương, Lâm Đồng, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Có thể nói, việc dạy và học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin. Thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ còn giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để.
Năm học 2012 – 2013, chương trình tiếng Anh tiểu học đã được triển khai cho 291.020 học sinh lớp 3 và 92.417 học sinh lớp 4 ở các tỉnh có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất; 13.000 học sinh lớp 5 ở các tỉnh tham gia thí điểm. Các Sở GD& ĐT triển khai tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn và tập huấn nâng cao năng lực giảng dạy và kiểm tra đánh giá tiếng Anh tiểu học. Ngoài ra, cấp Tiểu học cũng triển khai dạy học tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật theo lộ trình.
Tiếp tục tập trung chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở Tiểu học trong thời gian qua. Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho trưởng phòng Tiểu học, trưởng phòng GD&ĐT về dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
Bước vào năm học 2013 - 2014, Giáo dục Tiểu học với những định hướng cụ thểquyết tâm sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong tâm của năm học: Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, từng bước mở rộng áp dụng dạy học theo tài liệu Tiếng việt lớp 1 Công nghệ giáo dục; Tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Chất lượng giáo dục năm học 2012 - 2013 của GD Tiểu học tiếp tục được nâng lên và duy trì vững chắc. Kết quả môn Tiếng Việt, Toán |
Thực hiện tốt phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn quốc gia
Giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, năm học 2012 – 2013, 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạnđã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; 3 tỉnh Bắc Ninh, Nam Định và Hải Dương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; công nhận lại đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 cho 33 tỉnh. Đến thời điểm tháng 6/2013, có 61/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó có 4 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
Về nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo xây dựng và công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia, năm học 2012 – 2013, đã công nhận thêm 334 trường mức độ 1 và 107 trường mức độ 2. Đến tháng 6/2013 có 7.390/15.273 trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia (đạt 48,38 %), trong đó có 1.078 trường đạt Chuẩn mức độ 2. Các trường đã đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 có kế hoạch cụ thể đầu tư cho chất lượng để đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2, tạo điều kiện cho học sinh được học tập trong trường tiểu học chất lượng tốt. Tiêu biểu là các tỉnh Ninh Bình đạt 100% trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia; Hải Dương công nhận thêm: 33 trường, Hà Nội: 28 trường, Long An: 24 trường, Cà Mau: 24 trường.
Tác giả: Minh Châu
Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời Đại
Sông Ông Đốc bắt nguồn từ ngã ba Cái Tàu - Sông Trẹm chảy về hướng Tây ngang qua nhiều làng xóm đã được định cư lâu đời: Xóm Sở, Cán Dù, Nổng Kè, Ông Tự, Tham Trơi… và đổ ra cửa Ông Đốc ở phía Vịnh Thái Lan. Hai bên hữu ngạn và tả ngạn có nhiều sông rạch nhỏ: rạch Cái Tàu, Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch...