“Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa

Chủ nhật - 17/02/2013 22:56

“Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa

“Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa
Sử và Địa vốn được coi là những môn “khó nhằn” nhưng với Quang, Thiệp và Phương (HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định), hai môn này lại trở thành niềm yêu thích đặc biệt. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 -2013 vừa qua, các em đã giành giải Nhất. Trần Thanh Quang: Học tốt lịch sử hơn nhờ những ca khúc cách mạng

Với số điểm 17/20, Quang là một trong hai học sinh (HS) của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đạt giải Nhất trong kì thi HS giỏi quốc gia vừa qua. Đam mê môn Lịch sử từ những bài học đầu tiên năm lớp 7, em bắt đầu tìm hiểu, đọc sách báo và xem những bộ phim tài liệu nói về các thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Và như có một “sức hút” đặc biệt, càng đọc Quang lại càng hăng say và muốn tìm tòi, khám phá tiếp.

Bố mẹ vất vả vì đều làm ruộng, nên chẳng bao giờ Quang hỏi tiền mua sách tham khảo và nâng cao. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, ở trên lớp em chăm chú lắng nghe lời cô giảng và ghi chép cẩn thận sau đó diễn đạt lại bằng ý hiểu của mình. Quang tâm sự: “Nhiều người vẫn nghĩ học Lịch sử là khó nhớ, khó thuộc và khô khan, nhưng với em sự kiện chỉ như bộ khung xương còn lời lẽ lập luận, biện chứng của mình sẽ như đắp thịt lên bộ khung ấy. Để bài lịch sử hay, mềm mại và hấp dẫn người đọc thì cách viết và xử lí vấn đề phải khéo và thông minh”.
 
Quang (trái) học lịch sử tốt hơn nhờ nghe các ca khúc Cách mạng
Trần Thanh Quang (trái) học Lịch sử tốt hơn nhờ nghe các ca khúc Cách mạng.
 
Vì quan niệm “Sự kiện lịch sử chỉ là bộ khung” nên Quang trau dồi nhiều đến lời văn viết trong bài để giới thiệu và dẫn dắt vấn đề sao cho khéo. Một trong những cách học hiệu quả của em đó là nghe nhiều ca khúc Cách mạng bởi: “Em có thể sử những ca từ trong đó để viết trong bài sử của mình được hay và mềm mại hơn”.

Quang cũng “bật mí" trong bài thi quốc gia của mình, em đã vận dụng các ca từ trong bài hát “Lời ca dâng Bác” để viết về hai miền Nam, Bắc đã cùng chung tay chiến đấu giành thắng lợi. Kể về dự định của mình, em cho biết muốn vào học khoa Lịch sử của ĐH Sư phạm Hà Nội để sau này có thể giảng dạy tại Trường chuyên Lê Hồng Phong - mái trường đã cho em những bước đệm vững chắc như ngày hôm nay.

Phùng Thị Bích Phương: Liên kết các sự kiện lịch sử là cách học hiệu quả nhất

Cùng với Thanh Quang, Bích Phương là HS thứ hai của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đạt giải Nhất môn Lịch sử trong kì thi HS giỏi quốc gia vừa qua. Đã từng ở trong đội tuyển HS giỏi môn tiếng Anh nhưng cô bé Phương “bắt buộc” phải chuyển sang học Lịch sử vì lí do “năm lớp 9, trường của em chỉ có đội tuyển HS giỏi hai môn Sử - Địa nên buộc em phải lựa chọn học và em đã chọn học Sử”. Nhưng chính Phương cũng không thể ngờ môn học mà mình vẫn nghĩ là khó và khô khan này lại có “sức hút” đặc biệt với em.

Ngày trước học môn Sử, Phương đã rất vất vả nhưng vẫn không thể nhớ hết các sự kiện nên em bắt đầu tìm hiểu cách học và thay đổi phương pháp. Chăm chú lắng nghe lời cô giảng trên lớp và nhớ luôn các mốc lịch sử, về nhà em tìm đọc thêm các câu chuyện liên quan đến sự kiện đó để khắc sâu và làm tư liệu liên hệ mở rộng bài viết của mình. Và điều quan trọng nhất đó là học sự kiện này phải nhớ và biết liên hệ đến các sự kiện diễn ra trước và sau đó để có cái nhìn xuyên suốt. Theo Phương: “Với cách học này không chỉ giúp em nhớ mà còn có thể so sánh để hiểu rõ bản chất sự kiện đó hơn”.
 
Phương (phải) chụp cùng bạn tại trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)
 Bích Phương (phải) chụp cùng bạn tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).
 
Câu nói mà Phương thích nhất đó là “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” mà em đã nghe được cách đây khá lâu.  Với em học lịch sử để có thể nhìn được về quá khứ, nhận biết hiện tại và hướng tới tương lai, và điều quan trọng nhất đó là trân trọng những gì đang diễn ra trong cuộc sống bởi : “Có được ngày hôm nay là biết bao cha ông ta đã phải đổ xương máu, và điều đó em không bao giờ quên được” - cô bé cho biết.

Vũ Ngọc Thiệp: Thi vượt cấp, bất ngờ đạt giải cao

Đang là HS lớp 11, cậu bé Vũ Ngọc Thiệp tham gia thi HS giỏi quốc gia vượt cấp cùng các anh chị lớp 12 và đạt giải Nhất môn Địa lí với số điểm 18/20. Chia sẻ về niềm vui của mình, Thiệp cho biết: “Cả gia đình đã làm liên hoan cho em và càng đặc biệt hơn là vào dịp Tết nên em càng vui hơn. Bố mẹ cũng rất hạnh phúc và hãnh diện nên em thấy mình đã làm được một điều có ích để không phụ công sức của bố mẹ”.

Chia sẻ suy nghĩ về môn Địa lí, em cho biết đây là môn học vừa vận dụng kiến thức của khối xã hội, lại vừa sử dụng kiến thức từ các môn tự nhiên nên rất thú vị. Hơn nữa với em học Địa lí để hiểu hơn về các vùng, miền không chỉ trên đất nước Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chia sẻ về phương pháp học của mình, Thiệp cho biết: “Em không học thuộc mà học đến đâu hiểu đến đó sau đó liên hệ với nhau bởi bất kì hiện tượng nào cũng có mối quan hệ logic với các hiện tượng khác”.
 
Thiệp chụp cùng cô giáo Vũ Mai Huế - giáo viên dạy đội tuyển quốc gia môn Địa lí
Ngọc Thiệp chụp cùng cô giáo Vũ Mai Huế - giáo viên dạy đội tuyển quốc gia môn Địa lí.
 
Câu nói mà Thiệp thích nhất và cũng lấy làm phương châm sống cho mình đó là “Nếu trái đất này là một hình lập phương thì sẽ có những góc cạnh để lẩn trốn nhưng trái đất này là hình tròn nên mình phải đối mặt với nó”. Vì thế gặp những thất bại hay khó khăn trong cuộc sống, cậu bé Thiệp luôn sẵn sàng “đối đầu” để giải quyết nó.  Nói về dự định của mình, em cho biết năm sau sẽ thi vào Học viện An ninh bởi đó là ngôi trường em mơ ước được học từ lâu. Hiện tại em vẫn đang ôn đều ba môn Văn - Sử - Địa để năm tới thi khối C vào đại học.

Phạm Oanh

“Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa
 
“Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa “Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa 10 6 2834
 

Tác giả: Phạm Oanh

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Giai thoại về địa danh Sông Ông Đốc

Sông Ông Đốc bắt nguồn từ ngã ba Cái Tàu - Sông Trẹm chảy về hướng Tây ngang qua nhiều làng xóm đã được định cư lâu đời: Xóm Sở, Cán Dù, Nổng Kè, Ông Tự, Tham Trơi… và đổ ra cửa Ông Đốc ở phía Vịnh Thái Lan. Hai bên hữu ngạn và tả ngạn có nhiều sông rạch nhỏ: rạch Cái Tàu, Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch...

THÔNG BÁO

  • Thời khóa biểu
    Áp dụng từ 15/11/2021
    Các em xem chi tiết Tại đây
    GVBM và HS thực hiện theo TKB

  • Lịch học bù
    Ngày 04-05/11/2021
    - Ngày 04/11/2021 học bù vào Chiều thứ 3 (09/11/2021) - theo TKB Thứ 5
    - Ngày 05/11/2021 học bù vào Chiều thứ 4 (10/11/2021) - theo TKB Thứ 6
    Lưu ý: Thời gian bắt đầu từ 13h20.

03/2019/TT-BGDĐT

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông 2019

Lượt xem:2630 | lượt tải:573

17/KH-UBND

Kế hoạch triển khai đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Lượt xem:2365 | lượt tải:586

114/QĐ-THPT

Quyết định thành lập, nội quy, quy chế tiếp công dân

Lượt xem:5143 | lượt tải:1267

4530/BGDĐT-NGCBQLGD

Công văn 4530 - Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Lượt xem:12014 | lượt tải:4721

148/QĐ-THPT

Quy chế thi đua - khen thưởng Trường THPT Sông Đốc

Lượt xem:6828 | lượt tải:1934
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay10,869
  • Tháng hiện tại261,367
  • Tổng lượt truy cập20,227,033
Thời gian là bờ bến của trí tuệ: mọi sự đều đi ngang qua thời gian còn chúng ta lại tưởng thời gian lướt qua.A. De Rivarol
Cao quý nào bằng nghề nhà giáo
Vinh quang chi hơn nghiệp trồng người
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây