Kế hoạch kiểm tra giám sát đảng viên - năm 2019

Thứ năm - 07/03/2019 00:47

Kế hoạch kiểm tra, giám sát đảng viên năm 2019

Kế hoạch kiểm tra, giám sát đảng viên năm 2019
Kế hoạch kiểm tra, giám sát đảng viên năm 2019
       ĐẢNG BỘ TRẦN VĂN THỜI
CHI BỘ TRƯỜNG THPT SÔNG ĐỐC
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sông Đốc, ngày 04  tháng 01 năm 2019
             Số: 12-KH/ KT-GS                        

KẾ HOẠCH
kiểm tra, giám sát đảng viên năm 2019

         Căn cứ  điểm 5 Điều 23 và Điều 30 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong chương VII và chương VIII, Điều lệ Đảng khóa XI”, ban hành theo Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;
       Căn cứ Quy chế giám sát trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21/3/2012 của Bộ Chính trị.
          Căn cứ Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của BCH Trung ương;
          Căn cứ Quy chế làm việc của Chi ủy, chi bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và phương hướng nhiệm vụ của Chi bộ năm 2019.
 
  1. Mục đích, yêu cầu:
- Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Chi bộ, sự đoàn kết thống nhất và đảm bảo dân chủ trong đảng, giữ vững kỉ cương, kỉ luật Đảng.
- Trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động trong toàn Chi bộ, phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của Đảng viên.
- Kiểm tra, giám sát đảng viên nhằm phát huy hoặc uốn nắn, khắc phục, xử lý nghiêm minh góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định hướng dẫn của Đảng. Việc giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, đúng quy định của Điều lệ Đảng.
- Kiểm tra của Đảng là xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Giám sát của Đảng là quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động đến đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
2. Nội dung
2.1.  Nội dung kiểm tra: Thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra theo khoản 2, Điều 30 Điều lệ Đảng.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên: việc chấp hành các Chủ trương, đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về các lĩnh vực tư tưởng, chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, hành chính.
- Tập trung kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công; việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; việc thực hiện khắc phục những tồn tại sau việc tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị Quyết TW 4.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về những điều đảng viên không được làm.
2.2.  Nội dung giám sát:
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên: việc chấp hành các Chủ trương, đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về các lĩnh vực tư tưởng, chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, hành chính.
- Giám sát việc thực hiện Nghị quyết của chi bộ, thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công và theo nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên; việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú.
3. Phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:
3.1. Phương pháp kiểm tra, giám sát:
- Dựa vào tổ chức đảng để chủ thể kiểm tra, giám sát mới hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng được kiểm tra, giám sát để có cơ sở xem xét, kết luận chính xác.
- Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, tổ chức cần làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được kiểm tra, giám sát, phát huy tinh thần tự giác của họ trong việc nhận rõ ưu điểm, thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).
- Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng, lấy ý kiến của quần chúng phê bình, góp ý với tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát. Những ý kiến đóng góp của quần chúng phải nghiêm chỉnh tiếp thu, nếu có ý kiến chưa đúng phải giải thích, trao đổi lại để quần chúng hiểu rõ.
- Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh trước khi kết luận.
3.2. Hình thức kiểm tra, giám sát:
3.2.1 Kiểm tra, giám sát thường xuyên: công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên thể hiện tính chủ động chỉ đạo, đôn đốc, thúc đẩy tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
3.2.2 Kiểm tra định kỳ: tùy các chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng mà xác định nội dung và định kỳ kiểm tra cho phù hợp.
3.2.3 Kiểm tra bất thường, giám sát chuyên đề: chỉ thực hiện khi có vụ việc đột xuất xảy ra cần phải tiến hành kiểm tra; cùng với giám sát thường xuyên còn thực hiện giám sát chuyên đề.
 
  1. Chủ thể, đối tượng, thời gian kiểm tra, giám sát:
 
Stt Họ và tên Thời gian Ghi chú
Chủ thể Đối tượng
1 Huỳnh Thị Thu Thảo Vũ Văn Chưởng
Nguyễn Đình Thành
Tháng 3  
2 Nguyễn Thế Hiệp Trần Văn Lâm
Nguyễn Cảnh Tiên
Tháng 4  
3 Huỳnh Lộc Thuận Trần Ngọc Thúy Tháng 5  
4 Huỳnh Thị Thu Thảo Nguyễn Thị Bích Chi Tháng 6  
5 Nguyễn Thế Hiệp Trần Đức Duy
Huỳnh Lộc Thuận
Tháng 9  
6 Huỳnh Lộc Thuận Bùi Thị Gấm
Võ Bình Luận
Tháng 10  
7 Nguyễn Thế Hiệp Phan Văn Huyện
Võ Phú Dương
Tháng 11  


5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Bước chuẩn bị: Chi bộ xây dựng quyết định, xây dựng kế hoạch kiểm tra; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng lịch kiểm tra, đề cương gợi ý báo cáo nội dung kiểm tra, giám sát, chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan phục vụ cho kiểm tra.
       5.2. Bước tiến hành:
- Tổ kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra để triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch trình tiến hành, yêu cầu đảng viên được kiểm tra chuẩn bị nội dung báo cáo giải trình, phối hợp thực hiện kiểm tra và cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra.
- Tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra của đảng viên được kiểm tra, tiến hành thẩm tra, xác minh.
- Tổ kiểm tra xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh.
5.3. Bước kết thúc:
- Tổ chức hội nghị chi bộ: đảng viên được kiểm tra trình bày báo cáo tự kiểm điểm, Tổ kiểm tra trình bày báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản. Chi bộ thảo luận, phân tích, nhận xét, đánh giá về hạn chế, ưu điểm, khuyết điểm của nội dung kiểm tra và kết luận việc kiểm tra.
- Tổ kiểm tra hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra trình Bí thư chi bộ ký, ban hành ( gởi thông báo cho đảng viên được kiểm tra).
- Chi bộ lập và lưu hồ sơ kiểm tra.
- Chi bộ phân công đảng viên theo dõi, đôn đốc, tạo điều kiện để đảng viên được kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra và khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, hạn chế, vi phạm (nếu có).
- Giám sát không cần tổ chức thành cuộc (giám sát thường xuyên), chỉ quan sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản ánh với chi bộ, đảng viên nhằm kịp thời cảnh báo, ngăn ngừa để tránh xảy ra vi phạm.
          Trên đây là toàn bộ kế hoạch kiểm tra, giám sát đảng viên của Chi bộ trường THPT Sông Đốc năm 2019.
Nơi nhận:                                                                         T/M CHI ỦY CHI BỘ
 
  • Tổ kiểm tragiám sát (t/h),                                                P. BÍ THƯ
  • Đảng viên được kiểm tra giám sát (b/c),                         
  • Lưu Chi Bộ.                                                 



                                                                                         Huỳnh Thị Thu Thảo
 

Tác giả: Huỳnh Thị Thu Thảo

Giai thoại về địa danh Sông Ông Đốc

Sông Ông Đốc bắt nguồn từ ngã ba Cái Tàu - Sông Trẹm chảy về hướng Tây ngang qua nhiều làng xóm đã được định cư lâu đời: Xóm Sở, Cán Dù, Nổng Kè, Ông Tự, Tham Trơi… và đổ ra cửa Ông Đốc ở phía Vịnh Thái Lan. Hai bên hữu ngạn và tả ngạn có nhiều sông rạch nhỏ: rạch Cái Tàu, Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch...

THÔNG BÁO

  • Thời khóa biểu
    Áp dụng từ 15/11/2021
    Các em xem chi tiết Tại đây
    GVBM và HS thực hiện theo TKB

  • Lịch học bù
    Ngày 04-05/11/2021
    - Ngày 04/11/2021 học bù vào Chiều thứ 3 (09/11/2021) - theo TKB Thứ 5
    - Ngày 05/11/2021 học bù vào Chiều thứ 4 (10/11/2021) - theo TKB Thứ 6
    Lưu ý: Thời gian bắt đầu từ 13h20.

03/2019/TT-BGDĐT

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông 2019

Lượt xem:2540 | lượt tải:549

17/KH-UBND

Kế hoạch triển khai đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Lượt xem:2280 | lượt tải:563

114/QĐ-THPT

Quyết định thành lập, nội quy, quy chế tiếp công dân

Lượt xem:5010 | lượt tải:1236

4530/BGDĐT-NGCBQLGD

Công văn 4530 - Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Lượt xem:11893 | lượt tải:4699

148/QĐ-THPT

Quy chế thi đua - khen thưởng Trường THPT Sông Đốc

Lượt xem:6713 | lượt tải:1894
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay30,552
  • Tháng hiện tại446,381
  • Tổng lượt truy cập19,468,793
Thời gian làm quên đau khổ, dập tắt oán thù, xoa dịu nóng giận, ghét ghenAvcenne
Cao quý nào bằng nghề nhà giáo
Vinh quang chi hơn nghiệp trồng người
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây