QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2017

Thứ ba - 17/01/2017 03:29

      SỞ GD & ĐT CÀ MAU                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TRƯỜNG THPT SÔNG ĐỐC                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2017

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-THPT ngày 14 tháng 01 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường THPT Sông Đốc)

Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1.   Phạm vi điều chỉnh

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thống nhất trong phạm vi nguồn tài chính của trường, nhằm thực hiện mọi nhiệm vụ thường xuyên và hoạt động đặc thù của các bộ phận, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Đối tượng điều chỉnh của quy chế này là “cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học của trường THPT Sông Đốc trong hoạt động quản lý, giảng dạy - giáo dục và nghiên cứu, phục vụ, học tập và rèn luyện”.

Điều 2. Mục đích xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

2.1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Hiệu trưởng nhà trường.

2.2. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.3. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan Tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

2.4. Sử dụng tài sản đúng mục đích, đúng quy định và có hiệu quả.

2.5. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2.6. Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, từ đó  tăng thu nhập cho người lao động.

2.7. Phù hợp với các chủ trương, chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình tài chính của đơn vị.

2.8. Việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016 nhằm bãi bỏ những nội dung quy định chưa hợp lý; sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

Trên cơ sở thu, chi tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và trên nguyên tắc bảo đảm chi phí và có tích lũy, trường vận dụng điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, định mức chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của nhà trường.

3.1. Chi tiêu tài chính phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm, tạo điều kiện để mọi người, mọi bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2. Đảm bảo dân chủ, công khai và thực hiện trên cơ sở năng suất, hiệu quả lao động của cá nhân. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm hoàn thành định mức lao động theo đúng các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, của Ngành và của trường.

3.3. Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thi đua khen thưởng và các hoạt động khác nhằm động viên, khích lệ CB- CC-VC-NLĐ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và tăng thu nhập cho người lao động trong trường. 

3.4. Các định mức, chế độ không có trong quy chế chi tiêu nội bộ này thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và cấp có thẩm quyền.

3.5. Quy chế chi tiêu nội bộ, tùy theo tình hình thực tế và khả năng tài chính của trường trong năm mà nhà trường sẽ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

3.6. Các quyết định cuối cùng được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường.

3.7. Trước khi ban hành quy chế, lãnh đạo trường, BCH Công đoàn đã kiểm tra rà soát và xem xét lại quy định, quy trình ban hành quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016 thay thế Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2015.

Điều 4. Căn cứ pháp lý và cơ sở thực tế để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của trường THPT Sông Đốc

4.1. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp đơn vị công lập;

4.2. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

4.3. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với  cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

4.4. Thông tư Liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

4.5. Thông tư số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24/3/2003 của Liện bộ Tài chính - Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở GD-ĐT công lập hoạt động có thu;

4.6. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về việc Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 - 2015;

4.7. Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

4.8. Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

4.9. Thông tư số 12/TT-BGD-ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT về “Ban hành Điều lệ trường trung học phổ thông công lập”;

4.10. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên;

4.11. Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐND ngày 17 tháng 6 năm 2011 của HĐND tỉnh Cà Mau về mức thu học phí; Hướng dẫn số 01/HD-LN ngày 14/01/2011 của Sở GD&ĐT Cà Mau và Sở Tài chính tỉnh Cà Mau về việc thu và sử dụng Qũy học phí đối với giáo dục phổ thông công lập;

4.12. Hướng dẫn Số 03/HD-STC ngày 30/8/2012 của Sở Tài chính về việc thực hiện một số định mức chi về tổ chức các kỳ thi, Hội thi, khen thưởng các cuộc thi trong ngành Giáo dục & Đào tạo.

4.13. Công văn số 19/SGDĐT-KHTC ngày 07 tháng 01 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau về việc xây dựng phương án tự chủ theo Quy định tại Thông tư số 71/2016/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính.

 4.14. Trường THPT Sông Đốc đã xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ từ năm học 2011 đến nay nhưng vẫn còn một số bất cập về mặt pháp lý và thực tiễn;

Với những cơ sở trên, Trường THPT Sông Đốc ban hành quy định về Quy chế chi tiêu nội bộ để nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao.

Điều 5.  Phân loại đơn vị 

Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 9 Mục 1 chương III Nghi định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và điểm b, khoản 2, mục II Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 thì: Trường THPT Sông Đốc thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.

                                                      Chương II

NỘI  DUNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

A. CÁC CHỈ TIÊU BIÊN CHẾ

1. Tổng số CB, GV, CNV năm học 2016- 2017: 58 người (dự kiến năm 2017 – 2018: 62 người)

Trong đó:  - Ban lãnh đạo: 03 người.

                  - Giáo viên: 48 người. Dự kiến năm học 2017-2018: 52

                  - Nhân viên: 07 người trong đó trong biên chế 0 người, nhân viên hợp đồng 07 người (01 hợp đồng 68; 06 hợp đồng theo thời hạn)

2. Tổng số lớp theo năm học 2016-2017 là 21 lớp. Dự kiến năm học 2017-2018: 23 lớp

3. Tổng số học sinh: 792 học sinh. Dự kiến học sinh năm học 2017 – 2018: 840 học sinh.

B. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP

Điều 6.  Nguồn tài chính trong phạm vi thực hiện quy định, gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ:

6.1. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp;

6.2. Nguồn thu học phí học sinh theo quy định của UBND tỉnh Cà mau;

6.3. Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định;

6.4. Thu từ dạy thêm, ôn thi THPT quốc gia,...;

6.5. Thu tiền dịch vụ: nhà xe, căn tin, văn phòng phẩm,...;

6.6. Thu từ các nhà tài trợ tự nguyện của phụ huynh, nhà hảo tâm và các doanh nghiệp;

6.7. Mọi nguồn thu của trường đều do bộ phận kế toán, thủ quỹ tổ chức thu và thống nhất tập trung quản lý theo quy định quản lý tài chính của Nhà nước và quy chế quản lý nguồn thu của Nhà trường;

6.8. Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng chứng từ thu thống nhất của nhà trường do bộ phận kế toán cấp. Mọi khoản thu nếu không được phản ánh trên chứng từ quy định, hoặc không được ủy quyền thu đều là những khoản thu không hợp pháp;

Nguồn tài chính thực hiện trong quy chế này cụ thể gồm:

1. Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp chi cho hoạt động thường xuyên năm 2017: Khoảng 4.500.000.000 đồng.

2. Thu học phí: 420.000.000 đồng (dự tính).

3. Thu từ nguồn dạy thêm, ôn thi tốt nghiệp, luyện thi đại học: 400.000.000 đồng (dự tính).

4. Dịch vụ (dạy thêm, căn tin, VPP, nhà xe): 603.500.000 đồng (dự tính).

Điều 7. Việc quản lý tài sản chung của nhà trường theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính được thực hiện như sau:

- Toàn bộ vật tư tài sản của nhà trường được ghi chép, phản ánh trong một hệ thống sổ kế toán thống nhất duy nhất của trường.

- Việc sử dụng tài sản cố định cho các hoạt động sự nghiệp thường xuyên được phản ánh giá trị hao mòn vào sổ kế toán mỗi năm 1 lần vào tháng 12, tỷ lệ hao mòn theo quy định hiện hành cho từng đối tượng tài sản cố định.

- Thực hiện đúng chế độ đăng ký và báo cáo về tài sản theo quy định của Nhà nước và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra tài sản theo quy định.

- Quy định đối với việc đầu tư, xây dựng mới, mua sắm tài sản:    

+ Việc đầu tư, xây dựng mới, sửa chữa lớn, nâng cấp, mua sắm tài sản cố định được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.

+ Mua sắm tài sản cố định, thiêt bị đồng bộ có giá trị từ 20 triệu đồng Việt Nam trở lên bằng nguồn vốn ngân sách thì phải bàn bạc thật kỹ, thống nhất trong ban giám hiệu và hội đồng trường và làm thủ tục trình sở GD&ĐT phê duyệt.

+ Quyết định điều động, sắp xếp lại tài sản nội bộ trong phạm vi đơn vị quản lý và quyết định thanh lý các tài sản cố định và báo cáo sở GD&ĐT. Số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lệ trong quá trình thanh lý được bổ sung vào quỹ ngân sách theo quy định.

C. CÁC NỘI DUNG CHI:

I/ Chi thanh toán cá nhân:

Điều 8. Tiền lương theo qui định của nhà nước: Mức lương tối thiểu, hệ số lương, hệ số phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi của ngành, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp kiêm nhiệm theo qui định hiện hành.

- Nâng bậc lương đúng thời hạn và trước hạn theo quy định.

- Nhân viên hợp đồng: tiền công được trả theo bản hợp đồng với mỗi đối tượng.

- Nhân viên hành chính hàng tháng được hưởng phụ cấp bằng 15% lương cơ bản, khoản chi này được chi trả từ nguồn học phí được để lại của đơn vị.

Điều 9. Chế độ chi trả thêm giờ: Định mức giờ tiêu chuẩn cho giáo viên trong năm áp dụng theo qui định của ngành. Mọi công tác kiêm nhiệm theo đúng văn bản Nhà nước.

- Số tiết thừa giờ được tính theo năm học và được chi trả theo chế độ hiện hành.

- Do thực tế nhà trường và yêu cầu công việc nhà trường sẽ chi trả tiền ngoài giờ cho giáo viên kiêm nhiệm phụ trách 2 phòng tin học của trường, 1 phòng thiết bị và 01 phòng thí nghiệm: 3 tiết/ tuần và tính vào tiết tiêu chuẩn nếu thừa thì tính thừa giờ vào cuối năm học.

- Làm thêm việc vào ban đêm và ngày chủ nhật (không tính họp HĐGD và họp tổ chuyên môn định kỳ hàng tháng theo quy định hiện hành, các hoạt động khác có tính chất dịch vụ). Do đặc thù công việc của nhà trường hiện nay học cả hai ca sáng, chiều nên có một số công việc không thể thực hiện và hoàn thành trong giờ hành chính như kiểm tra hồ sơ, kiểm kê tài sản và một số công việc khác v.v…, những việc này thường phải làm vào ban đêm và chủ nhật, những nội dung công việc này do Hiệu trưởng quyết định (hạn chế tối đa làm việc thêm giờ vào ban đêm và ngày nghỉ). Mức chi bồi dưỡng cụ thể như sau:

Đối với các phong trào của Đoàn thanh niên được thực hiện theo kinh phí khoán, không tính tiền làm thêm giờ.

- Làm 1 buổi (2-3,5 giờ): 50.000đ/người

- Làm cả ngày: 80.000đ

Điều 10.Chế độ chi trả tiền thừa giờ, dạy ôn thi học sinh giỏi:

1. Chi trả tiền thừa giờ:

- Được chi trả theo năm học.

- Chỉ chi trả tiền dạy thay cho bản thân, con giáo viên bị bệnh; đi công tác, hội nghị do cấp trên hoặc hiệu trưởng phân công; nghỉ phép theo chế độ do hiệu trưởng cho phép.

- Cách tính tiền thừa giờ: Theo quy định hiện hành.

2. Chi bồi dưỡng HSG:

Do điều kiện kinh phí có hạn, nhà trường quy định chế độ chi trả tiền bồi dưỡng HSG theo hình thức khoán như sau:

- Môn bồi dưỡng: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Tin học và các môn giải toán trên máy tính cầm tay.

- Khối bồi dưỡng: Khối 10, 11 và 12.

- Số tiết/ tuần: Từ 4 đến 6 tiết/ tuần. Tổng số tiết bồi dưỡng: Từ 60 đến 90 tiết/môn/đợt.

- Không trừ vào tiết chuẩn của giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG.

- Tổng số tiền khoán: 70.000.000đ/ năm học.

II/ Chi hoạt động:

Điều 11. Chi khen thưởng:

1. Đối với giáo viên:

- Cán bộ, giáo viên đạt các danh hiệu thi đua cuối kỳ, cuối năm thưởng theo quy định hiện hành.

- Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường ngoài danh hiệu thưởng 200.000đ.

- Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh thưởng 500.000đ ngoài thưởng của cấp trên (nếu có).

- Giáo viên bồi dưỡng có học sinh đạt HSG cấp tỉnh:

+ Đạt giải nhất: 800.000đ/giải

+ Đạt giải nhì: 700.000đ/giải

+ Đạt giải ba: 600.000đ/giải

+ Đạt giải KK: 500.000đ/giải

- Cán bộ, giáo viên tốt nghiệp sau đại học được thưởng 5.000.000 đ

Khen thưởng trên được trích từ nguồn thu khác (căntin, nhà xe, VPP) của đơn vị.

2. Đối với học sinh:

- Học sinh giỏi vòng tỉnh được thưởng  theo quy định riêng của trường, trích từ nguồn “xã hội hóa”.

- Học sinh xếp loại giỏi được thưởng 100.000 đ/học kì/1 học sinh

- Học sinh tiên tiến được thưởng học kỳ: 60.000đ/học kì /học sinh

- Học sinh có thành tích trong các hoạt động hoặc cố gắng nhiều trong học tập được thưởng không quá 40.000đ/năm học/1 học sinh (bình quân không quá 01 em/lớp

        ( Các khoản thưởng trên quy thành hiện vật giá trị tương đương)

Điều 12. Chi phúc lợi tập thể

1. Đi phép năm:

a) Tiêu chuẩn đi phép: phải được lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo trường cấp giấy phép và chỉ được thanh toán tiền tàu xe theo đúng tiêu chuẩn nghỉ phép ( trường hợp cha, mẹ ruột, cha, mẹ vợ (chồng) mất hoặc bệnh nặng cấp cứu ở bệnh viện)

b) Tiền tàu xe được thanh toán: cán bộ, giáo viên, nhân viên được thanh toán tiền tàu xe đi phép cả đi và về(có đủ vé tàu xe kèm) theo tuyến tính từ đơn vị đến:

- Các tỉnh Nam Bộ được thanh toán không quá 1.000.000đ/ người/2lượt đi về (theo vé xe, tàu)

- Các tỉnh nam Trung Bộ (từ Ninh Thuận đến Đà Nẵng,) thanh toán không quá 1.600.000đ/người/ 2lượt đi về (theo vé xe, tàu)

- Các tỉnh bắc Trung Bộ (Từ Huế đến Thanh Hoá) được thanh toán không quá 2.000.000đ/người/2lượt đi về(theo vé xe, tàu)

- Các tỉnh Miền Bắc (Từ Ninh Bình trở ra) được thanh toán không quá 2.400.000đ/người/ 2lượt đi về (theo vé xe, tàu)

2.Tiền nước uống: Tiền nước lọc, tiền trà phục vụ nước uống hàng ngày của đơn vị được thanh toán thực tế nhưng không quá 7.000đ/người/tháng.

Điều 13: Thanh toán dịch vụ công cộng: tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên tiết kiệm tối đa việc sử dụng điện, nước trong cơ quan. Mức chi theo hóa đơn thực tế.         

Điều 14: Sử dụng vật tư văn phòng: Chi theo nhu cầu thực tế và thanh toán theo hoá đơn tài chính. Những vật tư cần chi là:

- Văn phòng phẩm sử dụng cho công tác quản lý.

- Chi mua đồ dùng văn phòng.

- Vật tư văn phòng khác

Điều 15: Thông tin tuyên truyền, liên lạc:

1. Điện thoại cơ quan, Enternet và máy Fax thanh toán theo hóa đơn bưu điện nhưng phải tiết kiệm, không thanh toán tiền điện thoại cho việc riêng.

Hỗ trợ tiền điện thoại cho HT: 200.000đ/tháng; Phó hiệu trưởng, Văn thư-Thủ quĩ và Kế toán: 100.000/tháng. 

2. Báo chí: thanh toán theo hóa đơn của Bưu điện.  

Điều 16: Công tác phí:

Công tác phí được thực hiện theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Cà Mau. Người đi công tác hay dự hội nghị ở TP Cà Mau nếu làm việc từ 8h00 thì không được đi từ chiều hôm trước.

Trường THPT Sông Đốc quy định:

* Công tác trong ngày thanh toán theo hình thức khoán:

- Trong huyện Trần Văn Thời (Cách trường từ 10km trở lên) được thanh toán 100.000đ/người/chuyến

- Các huyện khác trong tỉnh và Tp. Cà Mau được thanh toán 200.000đ/người/ chuyến.

* Công tác từ 2 ngày liên tục trở lên:

1. Tiền tàu xe:

 Người đi công tác tại Cà Mau và các huyện Đầm Dơi, Cái Nước được thanh toán tiền tàu xe đi và về là 100.000đ; các huyện U Minh, Thới Bình, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân được thanh toán tiền tàu xe đi về là 150.000đ; tại huyện Trần Văn Thời 50.000đ, những nơi khác theo giá phương tiện công cộng kèm theo vé.

2. Phụ cấp công tác:

- Công tác trong huyện (từ 10km trở lên) được hưởng phụ cấp 50.000đ/ngày/người.

- Công tác khác huyện và tại Tp. Cà Mau được hưởng phụ cấp 1 ngày 100.000đ/ngày/người

- Công tác ngoài tỉnh được hưởng phụ cấp không quá 150.000đ/ngày.

- Đi học chuyên môn hè, học chính trị, bồi dưỡng nâng chuẩn, học sau đại học được hưởng phụ cấp 40.000đ/ngày/người (Theo quy định hiện hành).

3. Định mức thuê phòng nghỉ: (chỉ thanh toán khi đi công tác từ 2 ngày trở lên)

- Trường hợp đi công tác nhiều người:

+ Nếu có hóa đơn nghỉ trọ: công tác trong tỉnh tối đa được thanh toán 150.000đ/người/đêm; ngoài tỉnh mức thanh toán tối đa là 250.000đ/người /đêm, tại Tp. Hồ Chí Minh mức thanh toán tối đa là 400.000đ/người/đêm.

+ Nếu không có hóa đơn nghỉ trọ (tự sắp xếp chỗ nghỉ ): công tác trong tỉnh được thanh toán 100.000đ/người/đêm; công tác ngoài tỉnh được thanh toán  200.000đ/người/đêm, tại Tp. Hồ Chí Minh được thanh toán tối đa là 300.000đ/người/đêm.

- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có một mình khác giới thì mức thuê phòng nghỉ trọ như sau:

+ Nếu có hóa đơn thì được thanh toán tối đa 250.000đ/người/đêm đối với công tác trong tỉnh, tối đa 400.000đ/người/đêm đối với ngoài tỉnh, tại Tp. Hồ Chí Minh được thanh toán tối đa là 600.000đ/người/đêm.

+ Nếu không có hóa đơn thì  theo qui định  cho đối tượng tự sắp xếp chổ nghỉ. (nếu cấp trên điều động hoặc cơ quan nơi đến đã thanh toán tiền nghỉ thì không được chi khoản này).

- Không chấp nhận hóa đơn ngủ lẻ nếu đi công tác theo đoàn.

 (Thời gian đi công tác, lưu lại… phải do hiệu trưởng quyết định trừ đi theo thư triệu tập của cấp trên)

Ghi chú: Công lệnh phải làm đề nghị thanh toán vào ngày cuối cùng của tháng, nếu không sẽ không được thanh toán; người đi công tác phải do thủ trưởng đơn vị cử đi, trừ trường hợp được ủy quyền.       

Điều 17Chi phí thuê mướn, đào tạo:

- Chi tiền vận chuyển và thuê mướn khác theo thực tế.

- Chi đào tạo cán bộ, giáo viên đi học theo quyết định của hiệu trưởng hoặc của cấp trên (thời gian từ 10 ngày trở lên) kể các các lớp học cảm tình đảng, lớp đảng viên mới: thanh toán tiền tàu xe một lượt đi về cho mỗi đợt học và hỗ trợ 40.000đ/ngày thực học, tiền tài liệu (theo hóa đơn). Học ngoài tỉnh theo quyết định cấp trên từ 10 đến 20 ngày thì hỗ trợ 100.000đ/ngày; trên 20 ngày hỗ trợ 50.000đ/ ngày. Học cao học sẽ có quy định riêng của cấp trên nhưng không được thanh tiền khách sạn, nhà nghỉ, phụ cấp công tác, chỉ thanh toán nhà trọ hoặc ký túc xá không quá 40.000đ/đêm.  

Điều 18. Chi sửa chữa thường xuyên và mua sắm tài sản cố định:

       Sửa chữa nhỏ và mua sắm tài sản thanh toán thực tế do nhu cầu và hiệu trưởng quyết định.

Điều 19. Thanh toán chi phí nghiệp vụ chuyên môn:

- Văn phòng phẩm: khoán chi cho mỗi giáo viên bình quân số tiền 300.000đ/ năm học dùng để mua phấn, viết, thước kẻ, giấy, giáo án,…vv. Văn phòng phí dùng chung của mỗi tổ là 300.000đ/năm học.

- Sổ điểm lớp, sổ điểm cá nhân, sổ theo dõi tiết học, tài liệu chuyên môn, mua vật liêu phục vụ cho việc thực hành đối với các tiết thực hành trong phân phối chương trình… theo hoá đơn mua thực tế (khoảng 10.000.000đ/năm học).

- Chi mua sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo phục vụ giảng dạy khoảng 20.000.000đ/năm học. Nếu vượt quá phải có ý kiến hiệu trưởng trước khi mua.

- Chi tiền trang phục cho giáo viên dạy môn Thể dục, Giáo dục quốc phòng: 1.200.000đ/giáo viên/năm.

-  Báo cáo chuyên đề, ngoại khóa cho học sinh được hỗ các phần quà trị giá không quá 200.000đ (khối lượng công việc, thời gian thực hiện công việc, bộ phận thực hiện phải lập kế hoạch trình hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện).

- Tuyển sinh vào lớp 10: thực hiện trong thời gian là 10 ngày, các chế độ cho Hội đồng tuyển sinh được thanh toán theo Hướng dẫn số 03/HD-STC ngày 30/8/2012 của Giám đốc Sở Tài chính Cà Mau.

- Tham gia các phong trào TDTT- Văn nghệ, hội thi từ cấp tỉnh trở lên: Thời gian tập huấn không quá 10 ngày, được thanh toán như sau:

+ Bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách: 30.000đ/người/ngày

+ Huấn luyện viên: 350.000đ/người/ngày

+ Tiền nước uống: 5.000đ/VĐV/ngày

+ Mua sắm dụng cụ, quần áo theo qui định hiện hành

+ Chi tiền thuốc y tế: chi theo thực tế, thuốc thông thường

+ Những ngày dự thi ( kể cả học sinh thi đấu và học sinh dự thi học sinh giỏi vòng tỉnh):

* Tiền ăn: 100.000đ/ngày/hs (không cấp bù).

* Tiền tàu xe đi về, tiền nghỉ trọ được thanh toán như công chức, viên chức đi công tác trong tỉnh.

* Chi đồng phục cho đoàn tham gia kỳ thi (nếu Ban tổ chức yêu cầu): không quá 210.000đ/người.

- Tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ cấp huyện: Chi tiền ăn sáng, nước uống, và các chi phí khác tùy thực tế các phong trào sẽ do Hiệu trưởng quyết định nhưng mức chi không quá 70%  mức chi cho phong trào cấp tỉnh theo văn bản hiện hành.

Điều 20: Hoạt động dịch vụ:

a) Dạy thêm, học thêm: Thực hiện theo Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngayg 16/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau:

- Nộp thuế theo quy định của Chi cục thuế Trần Văn Thời.

- Số tiền sau khi nộp thuế được thanh như sau:

+ Chi 75% trả thù lao cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

+ Chi 10% cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Trong đó: 5% chi người trực tiếp thu tiền, 5% chi cho công tác quản lý, kiểm tra.

+ Chi 15% cho hỗ trợ chi trả sửa chữa CSVC, điện, nước, vệ sinh,…

b) Dịch vụ giữ xe, căn tin, văn phòng phẩm:

- Nộp thuế theo quy định (thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Chi 5% cho hoạt động quản lý.

- Số tiền còn lại, được chi như sau:

+ Chi 25% cho Quỹ cải cách tiền lương.

+ Chi 45% cho Quỹ thu nhập tăng thêm và khen thưởng.

+ Chi 15% cho hoạt động Công đoàn và Đoàn thanh niên.

+ Chi 15% cho các hoạt động khác của nhà trường (điện, nước, tiếp khách,…)

Điều 21: Chi khác:

1. Chi tiếp khách:

Thanh toán mức chi từng trường hợp do hiệu trưởng quyết định có kèm theo công văn của đoàn đến công tác tại trường và hóa đơn thanh toán chi phí ăn uống (trên tinh thần tiết kiệm)

2. Chế độ hội nghị

Trong mỗi năm học có những ngày lễ lớn như:

- Lễ khai giảng năm học

- Hội nghị CB-CC

- Ngày nhà giáo Việt nam 20/11

- Lễ sơ kết học kỳ I

- Ngày quốc tế Phụ nữ 08/3; Ngày 26/3

- Lễ tổng kết năm học

+ Số lượng đại biểu tham dự do Hiệu trưởng quyết định

+ Tổng số tiền chi không vượt quá 10.000.000đ/ năm học

3. Chi các khoản phí, lệ phí: Chi 5% số thu học phí cho người trực tiếp thu và quản lý quỹ học phí.

Điều 22. Chế độ chi hoạt động Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS, Hội TNVN:

- Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 225/2004/TTLT-BTCQTTU-BTC của Ban Tài chính quản trị Trung ương - Bộ Tài chính ngày 05-04-2004.

- Chi hoạt động công tác Đảng: Thực hiện theo Quyết định số 84/QĐ-TW ngày 01-10-2003 của Ban Chấp hành TW về việc ban hành quy định chế độ chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng các cấp.

- Chi hoạt động công tác đoàn thể khác: Thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

+ Hoạt động Đoàn: Hỗ trợ các phong trào đoàn không quá 15.000.000đ/năm học (kể cả hoạt động văn nghệ, thể thao,…).

+ Hoạt Công đoàn: Hỗ trợ các phong trào công đoàn không quá 15.000.000đ/năm học (kể cả hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu,…).

- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn trên, các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn TNCSHCM,...phải lập dự trù kinh phí hoạt động vào đầu năm và được hiệu trưởng xem xét phê duyệt trước khi thực hiện để làm cơ sở thanh toán.

Điều 23. Trích lập và sử dụng quỹ:

1. Quy định trích lập các quỹ:

Hằng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, nếu phần thu lớn hơn chi được trích lập các quỹ theo hướng dẫn của Nhà nước, gồm các quỹ như sau:

- Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp và ổn định thu nhập: Tỷ lệ trích lập quỹ là 20% kinh phí tiết kiệm được.

- Qũy tăng thu nhập: Tỷ lệ trích lập quỹ bằng 40% kinh phí tiết kiệm được.

- Qũy khen thưởng:  Tỷ lệ trích lập quỹ là 10% kinh phí tiết kiệm được.

- Qũy phúc lợi:  Tỷ lệ trích quỹ phúc lợi bằng 30% quỹ tiết kiệm được.

2. Quy định sử dụng các quỹ cơ quan:

a) Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp và qũy dự phòng ổn định thu nhập

Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho CBVC trong đơn vị.

Để đảm bảo thu nhập cho CBVC trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút và khi có sự thay đổi chế độ tiền lương của Nhà nước.

b) Qũy khen thưởng

- Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

- Việc khen thưởng được phân theo kết quả các mặt công tác, kèm theo danh sách và mức chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân sau khi Hiệu trưởng thống nhất với Công đoàn cơ sở nhà trường.

c) Qũy thu nhập tăng thêm

Trường xây dựng mức các tiêu chí xếp loại để tính thu nhập tăng thêm như sau:

- Kết quả xếp loại công chức, viên chức cuối năm do Hội đồng thi đua nhà trường quyết định trên cơ sở xếp loại đề nghị ở các tổ bộ phận và kết quả xếp loại thi đua của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng của ngành.

- Căn cứ vào quỹ tiết kiệm được hàng năm, số tiền thu nhập tăng thêm có thể thay đổi cùng tỉ lệ tương ứng để chi trả.

Hiệu trưởng thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định cho người lao động theo Quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Chú ý: Tiền lương thu nhập tăng thêm chỉ trả trong thời gian cuối năm sau khi đã quyết toán.

Phương án trả thu nhập tăng thêm như sau: 

- Toàn bộ kinh phí sau khi đã đảm bảo các hoạt động giảng dạy và học tập và các hoạt động trên tinh thần tiết kiệm thì thu nhập tăng thêm được tính để chi trả vào cuối năm cho tất cả các thành viên của Hội động sư phạm.

- Phương án trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng lương cao, phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên cơ sở xếp loại công chức, viên chức hoặc xếp loại thi đua cuối năm của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cấp trên, cụ thể như sau:

+ Loại xuất sắc hoặc CSTĐ cấp cơ sở trở lên: 90% lương tối thiểu x hệ số k

+ Loại hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc LĐTT, giấy khen của cấp trên: 70% lương tối thiểu x hệ số k

+ Loại hoàn thành nhiệm vụ: 50% lương tối thiểu x hệ số k

* Hệ số k là số lần được hưởng, hệ số này tùy theo số tiền tiết kiệm được trong năm (ví dụ: 0,5 lần, 1 lần, 1,5 lần, 2 lần,…)

Ví dụ: Nếu đạt loại xuất sắc, thì được tính: 90% x 1.150.000 x 0.5 = 517.500đ

- Tiền lương thu nhập tăng thêm không áp dụng cho các trường hợp sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không làm việc liên tục trên 6 tháng trong năm học.

+ Thời gian nghỉ thai sản theo quy định của Điều lệ BHXH hiện hành. 

+ Hợp đồng làm việc dưới 12 tháng.

+ Xếp loại từ không hoàn thành nhiệm vụ.

CHƯƠNG III

KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH

VÀ KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 24. Việc kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách, kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản được thực hiện theo đúng hướng dẫn của phòng Kế hoạch- tài chính sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, của Kho bạc NN huyện Trần Văn Thời và các quy định của pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường nghiên cứu và giám sát việc thực hiện quy định này nhằm phát huy dân chủ, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác.

Quy chế này căn cứ vào văn bản hướng dẫn của cấp trên, lấy ý kiến góp ý của các đoàn thể, cá nhân trong trường để hoàn thiện.

Điều 26. Bộ phận tài vụ chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các tổ, cá nhân có liên quan thực hiện quy chế này.

Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký và áp dụng trong năm 2017. Những quy định của trường trước đây trái với nội dung quy chế này đều bãi bỏ.

Sau mỗi năm thực hiện, Hội đồng trường tiến hành xem xét để điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và các văn bản pháp quy mới của các Bộ, ngành, của tỉnh và của Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau.

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ                              HIỆU TRƯỞNG

 

 

Tác giả: NGUYỄN TẤN NGUYÊN

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Truyền thống và thành tích của Trường

Trường THPT Sông Đốc được thành lập vào năm 2002, trên cơ sở của Trường THCS 1 Sông Đốc, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Trong những ngày đầu thành lập, nhà trường chỉ có 15 CB – GV  với chưa tới 200 HS chia làm 5 lớp (1 lớp 11 và 4 lớp 10). Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo, năm 2011,...

THÔNG BÁO

  • Thời khóa biểu
    Áp dụng từ 15/11/2021
    Các em xem chi tiết Tại đây
    GVBM và HS thực hiện theo TKB

  • Lịch học bù
    Ngày 04-05/11/2021
    - Ngày 04/11/2021 học bù vào Chiều thứ 3 (09/11/2021) - theo TKB Thứ 5
    - Ngày 05/11/2021 học bù vào Chiều thứ 4 (10/11/2021) - theo TKB Thứ 6
    Lưu ý: Thời gian bắt đầu từ 13h20.

03/2019/TT-BGDĐT

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông 2019

Lượt xem:2537 | lượt tải:549

17/KH-UBND

Kế hoạch triển khai đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Lượt xem:2275 | lượt tải:562

114/QĐ-THPT

Quyết định thành lập, nội quy, quy chế tiếp công dân

Lượt xem:5006 | lượt tải:1235

4530/BGDĐT-NGCBQLGD

Công văn 4530 - Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Lượt xem:11888 | lượt tải:4699

148/QĐ-THPT

Quy chế thi đua - khen thưởng Trường THPT Sông Đốc

Lượt xem:6710 | lượt tải:1894
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay29,673
  • Tháng hiện tại421,354
  • Tổng lượt truy cập19,443,766
Sự dối trá sẽ giết chết tình yêu. Song chính nhờ sự thẳng thắn sẽ giết chết nó trước.E. Hemingway
Cao quý nào bằng nghề nhà giáo
Vinh quang chi hơn nghiệp trồng người
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây